Giáo sư tâm lý của học Đại học Harvard, ông William James đã chỉ ra 12 thói quen có thể giúp bạn tận hưởng hạnh phúc từ các điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Biết ơn mọi thứ
Hãy thử sống chậm lại giữa dòng đời vội vã, quan sát thật kỹ những thứ xung quanh và một lần để tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Khi bạn có cho mình một tấm lòng biết ơn mọi điều xung quanh, bạn sẽ nhận ra được quy luật kỳ diệu của tạo hóa, khi đó bạn sẽ tự động cảm thấy hạnh phúc. Hãy học cách biết ơn mọi thứ xuất hiện trong cuộc đời mình.
2. Kết nối với người lạc quan, tích cực
Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hạnh phúc của một cá nhân chính là các mối quan hệ. Chính vì vậy, nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy chủ động kết nối với những người lạc quan, những người mang đến cho bạn cảm giác được trân trọng, những người có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên phong phú, vui vẻ và ý nghĩa hơn.
3. Học cách “đổi địa vị”
Khi chúng ta bắt đầu chịu “đổi địa vị” mình là người khác và đặt mình vào vị trí của họ, chúng ta sẽ nhìn cuộc đời bằng một tấm lòng vị tha cùng với một cái nhìn khách quan và có được đồng cảm. Từ đó, rất có thể cuộc sống của chúng ta giảm bớt đi sự thù hằn và trở nên hạnh phúc hơn.
4. Không ngừng học tập
Việc học tập, rèn luyện liên tục sẽ giúp chúng ta trở nên trẻ trung, năng động và cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa. Khi sử dụng bộ não của mình dành cho việc học, chúng ta sẽ ít để tâm đến những thứ không vui. Đồng thời, duy trì việc học tập tạo cho chúng ta cảm giác bản thân đang không ngừng phát triển, hoàn thiện mỗi ngày, hạnh phúc hơn.
5. Sẵn sàng chấp nhận, đối mặt với khó khăn, thử thách
Khi gặp phải những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, những người sống hạnh phúc sẽ không để bản thân gục ngã và rơi vào trạng thái tiêu cực. Thay vào đó, họ sẵn sàng đối mặt với thách thức, nỗ lực để tìm ra giải pháp và giải quyết chúng. Điều này sẽ giúp bản thân sẽ có được sự tự tin, tin tưởng vào khả năng của chính mình có thể hoàn thành bất cứ điều gì đặt ra, vượt qua được bất kỳ thử thách nào ập đến.
6. Làm công việc mà mình yêu thích
Trung bình, mỗi người dành hơn một phần ba cuộc đời để làm việc, vì lẽ đó nghề nghiệp, công việc mà chúng ta lựa chọn có tác động rất lớn đến hạnh phúc của bản thân. Nếu điều kiện chưa thật sự cho phép, hãy cố gắng tìm kiếm được niềm vui và ý nghĩa của công việc hiện tại, hoặc tìm cách nuôi dưỡng một sở thích riêng.
7. Sống cho hiện tại
Khi bạn cảm thấy chán nản, nghĩa là bạn đang sống cho quá khứ. Khi bạn cảm thấy lo lắng, tức bạn đang sống cho tương lai. Nhưng khi bạn cảm thấy mãn nguyện, hạnh phúc và bình yên, chính là lúc bạn đang đang sống cho hiện tại.
8. Cười nhiều hơn
Tiếng cười chính là “liều thuốc” mạnh mẽ nhất có thể chống lại được những cảm xúc tiêu cực, tức giận, bực bội. Các nghiên cứu của ĐH Harvard đã chỉ ra rằng, hành động “cong khóe miệng” có thể giúp bạn gia tăng cảm giác hạnh phúc. Vì vậy, hãy cười nhiều hơn để đối phó với những “khốc liệt” của cuộc sống, bạn nhé!
9. Học cách tha thứ
Sự phẫn nộ và tức giận của một cá nhận chính là những hình thức mà họ tự “trừng phạt” chính bản thân mình. Khi bạn bắt đầu tha thứ, cũng chính là lúc bạn đang “đối xử” tốt với chính mình. Ai rồi cũng mắc sai lầm, điều quan trọng là thông qua các sai lầm đó, chúng ta biết tiếp thu và dần trưởng thành để trở thành một phiên bản tốt hơn của quá khứ.
10. Thường xuyên nói lời cảm ơn
Hãy luôn trân trọng những ở bên cạnh bạn, những người giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn. Hãy bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người đã giúp cho cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn theo một cách nào đó, dù lớn hay nhỏ.
11. Tập trung vào những gì bạn đang làm
Khi bạn bắt đầu đặt tâm trí, trái tim và tâm hồn của mình vào điều bạn đang làm, bạn đang thực sự tạo ra một trạng thái hạnh phúc, được gọi là “dòng chảy”. Khi sống trong “dòng chảy” của chính mình, bạn sẽ ít quan tâm đến những gì người khác nghĩ hay nói về mình và ít bị “làm phiền” bởi những thứ không cần thiết, không quan trọng.
12. Nỗ lực hết mình
Không có việc gì khiến cho bạn cảm thấy hối tiếc bằng việc “bạn không thực sự nỗ lực một cách hết sức mình”, chỉ là bạn không nói ra mà thôi. Vì vậy, hãy luôn cống hiến hết mình, trên “lộ trình” đi đến thành công của chúng ta. Khi bạn đã nỗ lực hết sức, cho dù kết quả không như mong muốn, bạn cũng không phải cảm thấy hối tiếc.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Sưu tầm