Trong đời sống xã hội, làm thơ và tổ chức bình thơ là tập quán và thú vui bổ ích đối với những người yêu thích thơ văn, đặc biệt là thơ, nhất là vào các dịp lễ trọng của nhân dân ta. Thích Nhất Hạnh – vị thiền sư ở hải ngoại lâu năm là người say sưa với công việc rất tao nhã này.
Tác phẩm Bàn Tay Cũng Là Hoa giới thiệu và bình giảng các bài thơ của những nhà thơ tên tuổi nước nhà: Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương và của chính tác giả, vào các đêm giao thừa Tết nguyên đán của dân tộc.
Tác giả chủ yếu vận dụng quan điểm Phật giáo vào bình giảng các bài thơ, đồng thời có đề cập đến các vấn đề chính trị và chiến tranh… Có thể do ở ngoài ngàn dặm thời gian dài, chưa nắm bắt cặn kẽ tinh hình trong nước và cách nhìn nhận của bản thân nên tác giả có sự nhận định và một số luận điểm không xác đáng, không phù hợp với thực tế, nhất là giữa những người xuất gia và người đi làm cách mạng, cũng như một vài vấn đề khác. Nhưng nhìn chung cả tác phẩm, tác giả cũng góp phần nhất định, theo quan điểm Phật giáo, trong việc nghiên cứu văn học nói chung và thơ ca nói riêng của nước nhà.
Đây là khu vực chỉ dành riêng cho thành viên website, bạn Nhấn vào đây đăng nhập để xem nội dung. Nếu chưa là thành viên bạn nhấn vào đây đăng ký ngay.
Đây là khu vực chỉ dành riêng cho thành viên website, bạn Nhấn vào đây đăng nhập để xem nội dung. Nếu chưa là thành viên bạn nhấn vào đây đăng ký ngay.
Vì bạn không thể điều khiển được thời tiết, giao thông, người bạn yêu thương, hay hàng xóm, cấp trên của bạn, nên bạn phải học cách kiểm soát mình… chỉ có phản ứng của bạn với những khó khăn trong đời mới là điều có ý nghĩa.
Hãy để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận & chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy hữu ích!